Tin tức

Chốn thưởng rượu không thể bỏ qua DEVILS CORNER

Ngày đăng: 26.04.2017 / Lượt xem: 1737



Chạy dọc theo đường cao tốc trên bờ biển phía đông của Tasmania là dãy cây bạch đàn chạy san sát nhau để lộ dần ra cái nhìn thoáng qua đầu tiên của những dãy núi đá granit nổi tiếng của bán đảo Freycinet, các du khách sẽ đến được kho rượu Devil's Corner, một địa điểm ấn tượng không thể bỏ qua.

Devil's Corner được mở cửa vào tháng 11 năm 2015, dự án này dành cho hãng rượu nổi tiếng Brown Brothers nhằm tạo ra một trải nghiệm du lịch mới cho các du khách thưởng thức rượu.

Được thiết kế bởi Cumulus Studio Tasmania, Devil's Corner Cellar Door and Lookout là điểm thăm quan cho du khách của hãng rượu Brown Brothers ở Apslawn, Australia. 

 

Không gian của Devil's Corner được thiết kế từ gỗ và container, làm sao để tạo ra một cảnh quan độc đáo và tiện nghi nhất có thể cho du khách.

The Cellar Door là khoảng không gian sân để nghỉ ngơi được thiết kế như các hộp gỗ, thể hiện tính thẩm mỹ vừa hiện đại, vừa mộc mạc, mang nét truyền thống của những trang trại, nông thôn. Nguyên tòa nhà lắp ghép linh hoạt bởi một loạt các tấm gỗ pallet bọc container, kết hợp với quan cảnh thoáng đãng và các bữa ăn miễn phí, nơi đây cung cấp một địa điểm lý tưởng cho các sự kiện diễn ra theo mùa.

 

 

The Lookout là phần quan trọng của thiết kế, không chỉ mang lại một tầm nhìn trực quan mà còn như một cách giải thích cho nguồn gốc tên loại rượu Devil's Corner nổi tiếng. Ba không gian riêng biệt khác nhau và độc đáo của Lookout là Sky, Horizon và Tower, các điểm cung cấp tầm nhìn cao và rộng của vịnh.

Toàn bộ cấu trúc của Lookout chính là các container bên trong. Thiết kế đảo ngược thẩm mỹ tiêu biểu của thép, thay vì “lát tường” các tòa nhà bằng thép, kiến trúc sư đã “giấu” chúng vào bên trong và dùng các tấm ốp gỗ bên ngoài (có vai trò như là một kết cấu trực quan bên ngoài) thể hiện sự gắn kết với các không gian còn lại.

 

 

 

Container là một vật liệu lý tưởng cho các dự án vì cấu trúc lắp ghép được làm sẵn, thời gian sử dụng tương đối lâu và vận chuyển thuận lợi tới các địa điểm xa. Kiến trúc sư của Cumulus Studio đã lựa chọn chất liệu này không chỉ vì sự tiện lợi, dễ di chuyển mà còn vì tính toàn vẹn của cấu trúc và tính linh hoạt vốn có có thể tùy chỉnh theo ý muốn. Tổng cộng có 10 container đã được sử dụng, 5 container cho The Lookout và 5 container còn lại cho khu vực xung quanh.

Đây là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc xây dựng Lookout nói riêng, giúp cấu trúc tòa nhà được dựng lên một cách nhanh chóng. Mỗi container được sửa đổi theo những cách khác nhau cho 3 không gian, Sky quay cắt Lookout từ hai phần của một container và ráp lại; Horizon làm cầu nối giữa đất liền với Lookout và Tower là tòa tháp dựng đứng với các cấu trúc gỗ ốp xung quanh cùng các container kết thúc như các điểm ngắm cảnh trên cao.

Bên trong, lối dẫn duy nhất là một cầu thang bằng thép để đến các điểm ngắm cảnh này, nơi cung cấp tầm nhìn cảnh quan khu vực.

 

 

Yếu tố ngoại cảnh xung quanh Devil's Corner là một thành phần thiết yếu của thiết kế, không chỉ cung cấp một dấu hiệu rõ ràng về địa điểm mà còn là một cách giải thích nguồn gốc rượu vang Devil's Corner xuất phát. 

Dự án đã được nhiều giải thưởng kiến ​​trúc Tasmanian Architecture vào năm 2016: Giải thưởng  Colin Philp Award for Commercial Architecture và giải Colorbond Award for Steel Architecture, được công nhận vào năm 2016 Giải thưởng thành tựu quốc gia.

Nguồn: http://cumulus.studio/portfolio/devils-corner/